Thể cơ bản trong nhân số học (Basic Self) là những biểu đạt cơ bản của con người đều được thể hiện thông qua cơ thể
Thể cơ bản trong nhân số học (Basic Self)
Để có thể hiểu rõ những Thể ý thức sâu xa hơn của con người thông qua Nhân số học, ta cần hiểu bản chất ba thể của con người và mối liên hệ mật thiết giữa ba thể này. Hãy làm quen với ba thuật ngữ được để chỉ ba thể này: Thể Cơ bản (Basic Self), Thể Ý thức (Conscious Self), và Thể Siêu thức (High Self)
Những biểu đạt cơ bản của con người đều được thể hiện thông qua cơ thể. Tiếng khóc đầu đời của em bé sơ sinh, tiếng la kêu cứu của người trưởng thành, lời trăng trối của người sắp lìa đời..., tất cả đều xuất phát từ Thể Cơ bản. Ở thể nhận thức này, một đứa trẻ bắt đầu trở nên quen thuộc với môi trường thực tế xung quanh. Những biểu hiện của năm giác quan (thị giác, thính giác, xúc giác, vị giác, khứu giác) khi tiếp xúc với môi trường xung quanh cùng cấu thành những chức năng căn bản nhất của Thể Cơ bản, cùng với việc nói, cười, khóc và tất cả các hoạt động thể chất khác.
Thể Cơ bản chủ yếu bao gồm những phẩn ứng tự nhiên với môi trường xung quanh khi chúng ta đã đủ lớn để kiểm soát các hoạt động thể chất thường ngày. Đây chính là cơ chế tự vệ của cơ thể, một dạng phản ứng mang tính bản năng (khác với cách phần ứng mang tính trực giác ở Thể Siêu thức). Cảm giác thiếu an toàn, tìm kiếm các cảm xúc, khao khát muốn kiểm soát tình huống hay khống chế người khác... đều là các biểu đạt của Thể Cơ bản. Những người nặng về Thể Cơ bản là những người sống khá dựa vào “cái tôi” cá nhân, và những điều họ muốn thường che mất cái họ cần. Những người này thường có não trái hoạt động rất mạnh.
Hiểu biết về Nhân số học sẽ giúp những người này kiểm soát Thể Cơ bản tốt hơn, để trả nó về vai trò vốn đĩ của nó - người giúp việc cho cái tôi của ta - để nó nhận sự sai khiến của ta, chứ không phải là ông chủ để sai khiến cái tôi của ta chạy theo bản năng. Bằng cách này, chúng ta sẽ nhận ra các bài học cuộc sống nhanh hơn, để không cần phải lặp đi lặp lại những mất mát hay tổn thương một cách không cần thiết.
Chúng ta đừng quên rằng Thể Cơ bản là vô cùng cần thiết để duy trì các biểu đạt của cơ thể một cách cân bằng. Chỉ khi nào Thể Cơ bản hòa hợp hoàn toàn với hai Thể còn lại thì cơ thể mới thật sự “hoạt động”, nếu không, mọi biểu đạt của cơ thể chỉ có thể được coi là “phẩn ứng” mà thôi. Nói một cách để hiểu, nếu không đi kèm con tim và khối óc, thì cơ thể này chỉ là một thể phản ứng theo bản năng.
Khi chúng ta biết cách kiểm soát Thể Cơ bản một cách hiệu quả, Thể này sẽ trở thành “người phục vụ” trung thành với chúng ta. Lúc này cái tôi được thúc đẩy bởi tình yêu thương và trí tuệ (là Thể Ý thức và Thể Siêu thức), đời sống thể chất của chúng ta nhờ thế mà tốt hơn, và chúng ta trở nên kiên nhẫn hơn với bản thân và với người khác. Khi chúng ta trở nên sâu sắc, biết cân nhắc nghĩ suy, cuộc sống của chúng ta cũng sẽ bớt đi những hy sinh và tổn thất không đáng có. Từ đó chúng ta sẽ tiến triển, từ vai trò “nạn nhân” (victim) của cuộc đời thành những người chinh phục (victor) và đạt được những thành tựu nhất định trong cuộc sống này.